Báo cáo giám sát môi trường cơ sở dệt nhuộm
Báo cáo giám sát môi trường cơ sở dệt nhuộm – Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ với chi phí và thời gian thấp nhất. Hotline 0938 752 876
Tại sao phải làm báo cáo giám sát môi trường cơ sở dệt nhuộm
Ngành công nghệ sản xuất dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp phát triển hiện nay. Ngành này cũng chiếm được vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động.
Ngoài những lợi ích tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp dệt với nước thải từ khâu nhuộm – hoàn tất vải của mình đã và đang là một nguồn gây ra ô nhiễm môi trường khá mạnh.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành là vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất dệt nhuộm. Hàng năm ngành Dệt nhuộm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải với nồng độ chất ô nhiễm cao do nước thải chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt Quy chuẩn, Tiêu chuẩn môi trường. Vì vậy chúng ta cần lập báo cáo giám sát môi trường cơ sở dệt nhuộm
Nguyên nhân nào giây ra sự ô nhiễm môi trường cơ sở dệt nhuộm
Ô nhiễm không khí:
Hầu hết các qui trình gia công trong các nhà máy dệt đều sản sinh ra khí thải. Các chất thải thể khí được xem như là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn thứ hai (sau chất lượng dòng nước thải) trong công nghiệp dệt.
Đặc biệt về lượng và loại ô nhiễm không khí thải ra từ các hoạt động trong ngành dệt đã lan rộng nhưng nói chung, dữ liệu về phát thải khí cho các hoạt động sản xuất của ngành dệt chưa có đầy đủ. Ô nhiễm không khí là loại ô nhiễm khó nhất trong việc lấy mẫu, kiểm tra và định lượng trong mỗi lần đánh giá.
Ô nhiễm nước
Công nghiệp dệt sử dụng một lượng lớn nước qua các hoạt động sản xuất, từ giặt xơ cho đến tấy, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Trung bình, cần khoảng 200lít nước cho 1 kg vải (bảng 3). Phần lớn nước thải phát sinh cũng chứa nhiều loại hóa chất khác nhau mà đã được sử dụng qua các công đoạn gia công.
Lượng nước thải này có thể phá hủy môi trường nếu không được xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường . Tất cả các công đoạn bao gồm gia công sản phẩm dệt, gia công ướt tạo nên một lượng lớn nước thải.
Tính hóa chất hại cho môi trường sống dưới nước của nước thải công nghiệp dệt thay đổi rất nhiều tùy theo điều kiện sản xuất. Các nguồn độc hại cho môi trường sống dưới nước có thể bao gồm: muối, chất hoạt động bề mặt, ion kim loại và các phức kim loại của chúng, biôxit và các anion độc.
Hầu hết các thuốc nhuộm trong dệt đều có độ độc tính cho môi trường sống trong nước thấp. Mặt khác, các chất hoạt động bề mặt và các hợp chất liên quan, chẳng hạn như bột giặt, các chất nhũ hóa, các chất phân tán được sử dụng trong hầu hết các công đoạn của mỗi qui trình gia công và có thể là một nguồn quan trọng tạo độc tính cho môi trường sống dưới nước như BOD và chất tạo bọt.
Ô nhiễm chất thải rắn
Các chất thải rắn còn dư lại từ công nghiệp dệt không nguy hiểm. Các chất thải này bao gồm vải và sợi vụn, sợi và vải hỏng, phế bao gói. Còn có cả chất thải liên quan đến kho và sản xuất sợi và dệt, chẳng hạn như các thùng đựng hóa chất, ống giấy cuộn vải và các ống sợi cho nhuộm và dệt kim.
Phế thải từ gian cắt tạo ra một lượng lớn vải vụn, mà thông thường có thể được giảm đi bằng cách tăng cường việc tận dụng hiệu quả vải trong cắt may.
Trên thực tiễn đó công ty môi trường Đoàn Gia Phát với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp đỡ, và giải quyết mọi vướng mắc về lập báo cáo giám sát môi trường cơ sở dệt nhuộm cho doanh nghiệp của quý doanh nghiệp.
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com
Nguồn bài viết: http://moitruongdgp.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét